Cấu Tạo Lốp Xe Ô Tô & Chức Năng

Bạn đã từng tò mò về cấu tạo của lốp xe ô tô chưa? Hãy cùng Mamlop.vn khám phá chi tiết từng bộ phận để hiểu rõ hơn về vai trò của lốp xe nhé trong nội dung sau đây. Đừng bỏ lỡ nhé!

Lốp xe ô tô không chỉ là bộ phận tiếp xúc với mặt đường mà còn là một hệ thống tinh vi với nhiều công nghệ tiên tiến. Mỗi thành phần của lốp đều đóng vai trò quan trọng trong hiệu suất và an toàn của xe. Trong bài viết này, Mamlop.vn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cấu tạo lốp xe ô tô và ảnh hưởng của lốp đến sự vận hành phương tiện. Hãy theo dõi bạn nhé!

Lốp xe xuất xứ từ đâu?

Lop xe xuat xu tu dau
cấu tạo lốp xe ô tô

Với sự tiến bộ không ngừng của công nghệ sản xuất ô tô, lốp xe đã dần được hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu suất vận hành và đảm bảo an toàn cho người lái. Hãng lốp xe nổi tiếng Michelin đã đầu tư hơn 700 triệu đô la mỗi năm vào việc nghiên cứu và phát triển lốp xe. Hiện tại, hãng đã sở hữu hơn 240 bằng sáng chế liên quan đến thiết kế và công nghệ lốp.

Cấu tạo của lốp xe không chỉ đơn thuần là một khối cao su được bơm hơi mà còn tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến, trải qua quá trình sản xuất nghiêm ngặt trước khi đến tay người dùng.

Cấu tạo của lốp xe ô tô

Thông thường, các nhà sản xuất luôn cố gắng tạo ra những chiếc lốp tối ưu hóa hiệu suất vận hành, mang lại cảm giác thoải mái cho người dùng, an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Vì thế, cấu tạo của lốp xe bao gồm các thành phần sau đây:

  • Tanh lốp: Giúp giữ lốp chặt vào mâm (vành) xe;
  • Hông lốp: Bảo vệ lốp khỏi đất cát, đá trên đường và chứa thông số quan trọng của lốp;
  • Lớp cao su làm kín khí: Thành phần thiết yếu của lốp không săm, thường làm từ cao su tổng hợp và chống thấm nước;
  • Lớp bố thép: Được làm từ sợi thép mảnh, dệt bên trong cao su, tạo nên sức bền cho lốp;
  • Lớp bố đỉnh: Cung cấp độ ổn định và giảm tiêu hao nhiên liệu, giúp lốp có đủ độ uốn cong để vận hành êm ái;
  • Gai lốp: Đảm bảo độ bám đường trong nhiều điều kiện và thời tiết khác nhau, chống mài mòn và chịu nhiệt tốt.

Thông số kích thước lốp xe

Thong so kich thuoc lop xe
cấu tạo lốp xe ô tô

Khi chọn lốp xe, việc hiểu rõ các thông số kích thước là vô cùng quan trọng để đảm bảo lốp phù hợp với xe và đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng. Dưới đây là các thông số trên lốp xe:

Chiều rộng lốp

Chiều rộng lốp được ghi ngay sau ký hiệu loại lốp, là khoảng cách từ mép bên này đến mép bên kia của lốp, được tính bằng milimet. 

Ví dụ: Trong thông số P225/45R17 91V, chiều rộng lốp là 225 mm. Đôi khi, chiều rộng lốp có thể được biểu thị bằng inch , chẳng hạn như P225 tương ứng với chiều rộng 8,86 inch.

Tỷ lệ % chiều cao/chiều rộng lốp

Tỷ lệ % chiều cao/chiều rộng lốp thường được ghi sau chiều rộng và trước ký hiệu cấu trúc bố (R). Tỷ lệ này càng cao thì lốp càng dày và ngược lại. 

Ví dụ: Thông số P225/45R17 91V cho thấy tỷ lệ giữa chiều cao và chiều rộng là 45%.

Đường kính mâm (vành, la-zăng)

Đường kính mâm được đo bằng inch (1 inch = 25,4 mm). 

Ví dụ: Thông số P225/45R17 91V cho biết đường kính mâm là 17 inch. Các kích thước đường kính mâm thường gặp bao gồm 8, 10, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 19, 20, 22, 23, 24, 26 và 28 inch, phù hợp với các loại xe như sedan, SUV, minivan, van và xe tải nhẹ.

Hướng dẫn cách đọc chỉ số lốp xe đơn giản

Huong dan cach doc chi so lop xe don gian
cấu tạo lốp xe ô tô

Dưới đây là hướng dẫn cách đọc chỉ số lốp xe đơn giản mà bạn có thể ghi nhớ:

Cấu trúc bố

Cấu trúc bố của lốp xe thường được làm dạng tỏa tròn, ký hiệu là R (radial). Một số lốp xe có ký hiệu D (D – Bias) dành cho cấu trúc bố chéo. 

Ngoài ra, một số lốp xe khác có ký hiệu B, cấu trúc bố tương tự như bố chéo nhưng có thêm lớp đai gia cố bên dưới gai lốp.

Chỉ số tốc độ giới hạn

Ví dụ: Lốp P225/45R17 91V, trong đó V biểu thị tốc độ tối đa mà lốp có thể hoạt động là 240 km/h. 

Một số chỉ số tốc độ khác và tốc độ tương ứng như sau:

Chỉ số tốc độ

Km/giờ

Ứng dụng

M

130 Km/h

N

140 Km/h

Lốp xe dự phòng, tạm thời

P

150 Km/h

Q

160 Km/h Studless and studded winter lies

R

170 Km/h

Lốp xe tải

S 180 Km/h

Sedan gia đình hay Vans

T

190 Km/h Sedan gia đình hay Vans
U 200 Km/h

H

210 Km/h Sedan thể thao hoặc Coupe
V 240 Km/h

Sedan thể thao, Coupe hoặc xe thể thao

W

270 Km/h Xe thể thao
Y 300 Km/h

Xe thể thao

Z

240+ Km/h

Xe thể thao

Chỉ số tải trọng giới hạn

Ví dụ: Lốp P225/45R17 91V, chỉ số tải trọng 91 tương ứng với 615 kg. Chỉ số tải trọng giới hạn thông thường nằm trong khoảng từ 71 đến 110, tương ứng với tải trọng từ 345 kg đến 1060 kg.

Các ký hiệu khác trên lốp xe

Cac ky hieu khac tren lop xe
cấu tạo lốp xe ô tô

Ngoài những thông số kích thước lốp như chiều rộng lốp, tỷ lệ phần trăm chiều cao/chiều rộng lốp và đường kính mâm. thì lốp xe còn một số ký hiệu khác như:

Loại lốp xe

Lốp xe được phân loại dựa trên nhiều yếu tố, trong đó phổ biến nhất là điều kiện đường sá và thời tiết. Các ký hiệu thường thấy trên lốp xe như:

  • M+S (M&S): Đây là loại lốp đa dụng, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết. Ký hiệu này cho biết lốp có rãnh sâu, giúp thoát nước tốt và bám đường tốt trên đường trơn trượt;
  • M+SE: Là phiên bản nâng cấp của M+S, có khả năng bám đường trên tuyết tốt hơn.

Thông tin trên thành lốp

Bên cạnh các ký hiệu phân loại, trên thành lốp còn có nhiều thông số kỹ thuật khác như:

  • DOT CUNB A186: Đây là mã số do Bộ Giao thông Hoa Kỳ cấp, chứng nhận lốp đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn;
  • Thời gian sản xuất: Được biểu diễn bằng 4 chữ số, ví dụ: 1814 có nghĩa là lốp được sản xuất vào tuần thứ 18 của năm 2014;
  • Tên hãng và số hiệu lốp: Mỗi hãng lốp có quy định riêng về cách đặt tên và số hiệu sản phẩm. Thông tin này giúp bạn xác định được loại lốp, kích thước và các đặc tính kỹ thuật;
  • TREADWEAR acd: Chỉ số này cho biết khả năng chống mòn của lốp, càng cao thì lốp càng bền;
  • Traction A: Khả năng bám đường, thang điểm từ AA (tốt nhất) đến C (kém nhất);
  • Temperature A: Khả năng chịu nhiệt, thang điểm từ A (tốt nhất) đến C (kém nhất);
  • Max Permit Inflat: Là áp suất lốp tối đa. Tuy nhiên, bạn không nên bơm lốp đến áp suất này mà nên tuân theo khuyến cáo của nhà sản xuất xe;
  • Tubeless: Cho biết lốp có sử dụng săm hay không.

5 công dụng cơ bản của lốp xe

5 cong dung co ban cua lop xe
cấu tạo lốp xe ô tô

Lốp xe là bộ phận nhỏ bé nhưng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chiếc xe của bạn. Cùng khám phá 5 công dụng cơ bản của lốp xe nhé:

Hỗ trợ trọng lượng và đảm bảo sự ổn định

Lốp xe là bộ phận duy nhất tiếp xúc trực tiếp với mặt đường, chịu toàn bộ trọng lượng của xe. Nhờ cấu tạo đàn hồi và hoa văn gai lốp, lốp giúp xe bám chắc vào mặt đường, đảm bảo sự ổn định khi di chuyển.

Truyền lực và lực phanh

Lốp xe đóng vai trò quan trọng trong việc truyền lực từ động cơ đến mặt đường, giúp xe tăng tốc và di chuyển. Ngược lại, khi đạp phanh, lốp sẽ tạo ma sát với mặt đường để làm giảm tốc độ và dừng xe.

Giảm xóc

Cấu tạo đàn hồi của lốp xe giúp hấp thụ những va đập từ mặt đường, giảm thiểu những rung động truyền lên khung xe và bảo vệ các bộ phận khác.

Điều khiển hướng đi

Khi bạn đánh lái, lốp xe sẽ ma sát với mặt đường để thay đổi hướng di chuyển của xe. Hoa văn gai lốp cũng góp phần vào việc tăng độ bám đường và chính xác khi điều khiển.

Bảo vệ vành xe

Lốp xe còn có tác dụng bảo vệ vành xe khỏi những tác động trực tiếp từ mặt đường, giúp kéo dài tuổi thọ của vành.

>>> XEM THÊM:

Qua những thông tin về cấu tạo lốp xe ô tô mà Mamlop.vn vừa chia sẻ, hy vọng bạn đã hiểu rõ về các thành phần quan trọng của lốp và thông số kích thước lốp xe. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại liên hệ đến hotline: 0827 903 903 để được giải đáp bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0827 903 903
Liên hệ